Blog

TÁC DỤNG CỦA CÁC LOẠI RAU CẢI

in Kinh nghiệm & Chia sẻ 20 Tháng Tư, 2020

Rau cải là loại rau phổ biến và đa dạng nhất tại Việt Nam. Giống rau này có rất nhiều loại khác nhau và công dụng, giá trị dinh dưỡng của rau cải cũng sẽ khác nhau.

1/ Cải Thảo

Nếu bạn là một fan bự của ẩm thực Hàn Quốc thì hẳn là không thể bỏ qua loại rau này bởi đây là nguyên liệu chính cho món kim chi cải thảo đã nổi danh toàn thế giới. Tuy nhiên, đây lại là loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cải thảo còn có tên gọi khác là cải bao, cải cuốn, bắp cải tây, cải bắp Trung Quốc,…

Cải thảo có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt. Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid. Những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào… Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.

2/ Cải Trắng

Rau cải chíp hay còn gọi là cải bẹ trắng rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Cải chíp chứ nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất. Cải chíp có hình dáng nhỏ nhắn, khá “xinh”, màu sắc và hương vị tươi ngon được các đầu bếp vô cùng ưu ái.

Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch.

Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol… Nếu bạn hay người nhà bị đau bụng dưới, đau đầu, cam răng…, có thể khắc phục bằng cách sử dụng lá hoặc hạt cải bẹ trắng.

3/ Cải Xoong

Khác với những người anh em cùng họ rau cải của mình, rau cải xoong là một loài thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh. Loài rau cải này có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á, sống lâu năm. Rau cải xoong có thân trôi nổi trên mặt nước, lá dạng phức hình lông chim.

Cải xoong chứa rất nhiều vitamin. Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ. Rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iôt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.

Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

4/ Cải Củ

Cải củ có thể chế biến thành nhiều món ăn. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào với mỡ, xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm , làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.

Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen).

Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông… Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.

5/ Cải Bắp

Đây là loại rau có lá cuốn chặt theo hình tròn, bạn có thể nhận ra rau cải bắp vô cùng dễ dàng bởi đặc điểm này. Có thể bạn không biết, lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây và hành tây. Mỗi bắp cải có khối lượng trung bình từ 0,5 – 3 kg. Cải bắp có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Cải bắp được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày…

Cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt

Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.

Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết. Đặc biệt, đối với người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

    Cart